Ngữ Văn 12 - 6 BÀI TẬP ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN

ĐỀ 1: Đọc đoạn trích

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này)

“Cho” và “ nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự

đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.

(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình”?

Câu 4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của người viết: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. (Trả l ời trong khoảng 5-7 dòng).

ĐỀ 2: Đọc đoạn trích

Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành động dũng cảm và hào hiệp; lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào; lúc bình thường cứu giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm đau,.. Những việc làm mang nội dung đạo đức tốt đẹp của người thanh niên mới như thế rất đáng biểu dương, khuyến khích.

Thanh niên phải luôn có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể cần thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn luôn khiêm tốn, thật thà, không phô trương, dối trá. Đó cũng là một thái độ đúng đắn của thanh niên đối với nhân dân, của cá nhân đối với tập thể.

Thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo một phần công việc gia đình. Người thanh niên nào không biết tí gì đến việc nhà, không kính yêu cha mẹ, không thương mến người thân trong gia đình thì ngoài xã hội làm sao có lòng yêu mến nhân dân thực sự được?”

(Trích Con đường tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của thanh niên , Ngữ văn 12, tập một, N XBGD 2013, trang 37)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Văn bản đề cập đến nội dung gì?

Câu 3. Theo tác giả, trên con đường tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, thanh niên cần làm gì?

Câu 4. Ngoài những điều trên, theo anh/ chị thanh niên trong thời đại ngày nay cần có thêm những phẩm chất gì? (Trả lời từ 5 đến 7 dòng).

ĐỀ 3:

Đọc đoạn thơ:

Các anh đứng như tượng đài quyết tử

Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra

Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt

Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa

Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma

Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn

Để một lần Tổ quốc được sinh ra

(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường Sa)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Các anh đứng như tượng đài quyết tử”.

Câu 3. Hai từ “bồn chồn, thao thức” thể hiện tình cảm gì đối với Trường Sa?

Câu 4. Câu thơ” Để một lần Tổ quốc được sinh ra” gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì?

(Trả lời từ 5 đến 7 dòng)

ĐỀ 4: Đọc đoạn trích

Hóa ra, cứ đến một cái ngưỡng nào đó, tôi hay bạn, chúng mình đều sẽ tự nhiên thay đổi. Vì chúng mình không còn là những người trẻ đơn thuần nữa, chúng mình là những người trẻ đã lớn, đã trưởng thành.

Lúc còn trẻ chúng mình luôn đặt cái tôi của bản thân lên rất cao, chúng mình nghĩ cái tôi của bản thân là sự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nhưng khi trưởng thành rồi chúng mình mới biết, cái tôi đúng nghĩa phải là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy.

Lúc còn trẻ chúng mình cho rằng, thắng được người khác, khiến người khác sợ có nghĩa là chúng mình giỏi. Nhưng lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ.

Lúc còn trẻ chúng mình luôn nghĩ nếu bản thân có gì là phải show ra cho người ta thấy. Lớn rồi mới biết có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm…

(Trích Chúng ta phải thay đổi để lớn lên – Mèo Xù)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, cái tôi đúng nghĩa của một người trẻ đã lớn là gì?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “…có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm…”?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ”? Vì sao?

ĐỀ 5: Đọc đoạn trích:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ? Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39, 40)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích.

Câu 2: Theo anh/chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” nói đến trong đoạn trích được hiểu như thế nào?

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không?

ĐỀ 6:

Đọc đoạn trích:

Phần lớn chúng ta đều có lúc cần đến sự giúp đỡ của người khác. Cuộc sống là muôn màu, vì thế không phải lúc nào chúng ta cũng tự biết cách xoay xở mọi thứ. Biết được khi nào cần đến sự giúp đỡ và biết tìm kiếm sự giúp đỡ nơi đâu, đó là những yếu tố cơ bản cho sự sinh tồn và hạnh phúc ở mỗi người.

Một số người vẫn luôn từ chối sự giúp đỡ vì không thích cái cảm giác bản thân mình bất lực, phải cậy nhờ vào người khác. Số khác tuy không khước từ, nhưng điều đó lại khiến họ vô cùng buồn bực vì họ cảm thấy lòng tự tôn của mình bị tổn thương. Vì vậy, có những lúc bạn hào phóng ban tặng sự giúp đỡ cho những người đang thực sự cần nó, nhưng đừng quá ngạc nhiên vì họ có thể đáp lại lòng tốt của bạn bằng những hành động khác thường như phản kháng, công kích, cáu gắt hay những phản ứng khiến bạn bị thương. Tất cả những biểu hiện đó, nếu có, là do họ đang phải vật lộn với lòng tự tôn cũng như sự kiêu hãnh của chính mình. Họ đang tìm mọi cách né tránh thực tế rằng mình đang trong trạng thái bế tắc, rằng mọi việc đang diễn ra không theo mong đợi.

Vì vậy, hãy cân nhắc, thận trọng với thịnh tình của chính mình. Nếu muốn giúp đỡ một ai đó, trước hết, bạn phải học cách thể hiện thiện chí.

(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí về cuộc sống, trang 132-133)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết những yếu tố cơ bản cho sự sinh tồn và hạnh phúc của mỗi người là những yếu tố nào?

Câu 2. Theo tác giả, tại sao một số người khi được giúp đỡ có thể sẽ đáp lại lòng tốt của bạn bằng những hành động khác thường như phản kháng, công kích, cáu gắt hay những phản ứng khiến bạn bị tổn thương?

Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến nghịch lí nào? Việc nhận ra nghịch lí ấy có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4. Theo anh/ chị, có nên lúc nào cũng hào phóng ban tặng sự giúp đỡ không? Vì sao?

Comments

Popular posts from this blog

NBC Washington Correspondent Yamiche Alcindor and former U.S. Attorney Barbara McQuade join Andrea Mitchell to discuss key challenges facing the January 6 Committee ahead of their primetime hearings this week: getting a "distracted nation" to pay attention and understand what's at stake. “I think the biggest challenge for lawmakers here, as they talk about these sort of huge ideas of American democracy and sort of the experiment that we're all living in, benefiting from, possibly being brought to his knees, is whether or not they can make people care,” says Alcindor. “The American public has been groomed to expect high value quick entertainment,” says McQuade. "I think putting together a polished show can be very important."

Cuomo, Lemon discuss Trump's comments on race

AOC calls out Times Square billboard criticism for Amazon snub on Twitter and shows who exactly is funding the billboards.